Thành phố, khách sạn, điểm đến17-18 Jun, 2 Khách, 1 đêm
Tìm kiếm
Ngày đến Mon, Jun 17
1
Ngày vềTue, Jun 18
Số phòng, số khách1 phòng, 2 người lớn, 0 trẻ em

Củ sạc nhanh có giá trị hiệu quả nhất cho iPhone và Samsung? So sánh 10 loại sạc 20W & 30W

Bởi: Dinogo.com
0like

Xin chào mọi người,

Hôm nay tôi đã thực hiện một bài đánh giá và so sánh một số củ sạc nhanh 20W & 30W cho iPhone và Samsung (kiểm tra thực tế với iPhone 13 Pro Max và Samsung Galaxy S22 Ultra), bao gồm cả so sánh với củ sạc chính hãng 20W của Apple và 25W của Samsung để xem các củ sạc từ các hãng thứ ba có giá phù hợp không so với sạc chính hãng.
Bài đánh giá bao gồm 8 củ sạc từ hãng thứ ba, 1 củ 25W của Samsung, và 1 củ 20W của Apple. Ngoài việc giới thiệu nhanh về các củ sạc, tôi sẽ tổng hợp và so sánh thông số kỹ thuật của các củ sạc cùng kết quả thử nghiệm để giúp các bạn dễ dàng theo dõi. Vì có tổng cộng khoảng 10 loại sạc khác nhau nên đây là một bài đánh giá dài, có nhiều hình ảnh. Tuy nhiên, tôi hy vọng rằng các bạn sẽ tìm được cho mình một củ sạc phù hợp với nhu cầu của mình sau khi đọc xong bài viết này, hoặc chỉ cần xem bảng tổng hợp kết quả thử nghiệm.
Giới thiệu các củ sạc:

Các củ sạc GaN so sánh với sạc tiền bối (sạc 5W của Apple)
1. Baseus Cube PD 20W, mã sản phẩm CCXFK20C
2. Hoco DP20W, mã sản phẩm C76Plus. Đây là một củ sạc PD 20W giá rẻ, hoàn thiện ở mức trung bình, có kích thước hơi lớn so với một số củ sạc khác cùng công suất của các hãng thứ ba. Thay vì sử dụng vỏ hộp giấy như các sản phẩm khác, Hoco sử dụng hộp làm từ nhựa cứng, không thân thiện với môi trường như hộp giấy.

3. Ravpower PD 20W, mã sản phẩm RP-PC150. Đây là củ sạc 20W nhỏ nhất trong các sản phẩm được kiểm tra lần này. Hoàn thiện tốt, được bán theo combo 2 củ sạc trong 1 hộp nên người mua lẻ có thể không nhận được hộp đựng. Đầu sạc theo chuẩn Mỹ và không thể gập lại.

4. Ugreen PD Fast charger 20W, mã sản phẩm CD137 (P/N:60449). Tôi đã mua củ sạc này trên Lazada từ cửa hàng Ugreen (Mall). Hoàn thiện rất tốt và chắc chắn. Đầu sạc không thể gập lại theo chuẩn Mỹ.

5. Ugreen PD Fast charger 20W, mã sản phẩm CD249. Đây là một củ sạc rất nhỏ gọn với thiết kế chân cắm có thể gập lại, kích thước chỉ lớn hơn một chút so với củ Ravpower PC150. Nếu loại bỏ phần chân gập thì có thể sẽ ngang bằng PC150. Chân cắm dạng gập theo chuẩn Mỹ.
6. ZMI USB type C 20W, mã sản phẩm Ha716
7. Zendure Super port 2C 30W, mã sản phẩm ZDCH2P30. Đây là một trong hai củ sạc 30W được kiểm tra lần này. Củ sạc có 1 cổng USB-C và 1 cổng USB-A, hoàn thiện tốt và khá gọn so với các loại sạc 30W có 2 cổng.

8. Baseus Super SI 30W, mã sản phẩm CCCJG30CE. Đây là củ sạc 30W có 1 cổng USB-C, do loại chân cắm EU nên kích thước hơi lớn hơn so với các củ sạc chuẩn Mỹ hoặc Trung Quốc. Hoàn thiện tốt.

Củ sạc 25W của Samsung, mã sản phẩm EP-TA800 và Apple PD 20W chân EU, mã sản phẩm MHJE3ZA/A. (Trên các trang Lazada, Shopee thường thấy bán sạc Samsung rẻ hơn rất nhiều nhưng khó kiểm chứng được hàng chính hãng hay hàng giả). Hai củ sạc chính hãng hoàn thiện tốt nhưng kiểm tra thấy không hỗ trợ nhiều chuẩn sạc thông dụng như QC2.0, QC3.0, AFC, FCP… nên những ai không sử dụng iPhone hoặc Samsung mà định mua sạc loại này nên cân nhắc vì có thể không tương thích với sạc nhanh.

Bảng tổng hợp thông số các loại sạc

Do quá trình kiểm tra mất rất nhiều thời gian và có nhiều thông tin, vì vậy tôi đã tổng hợp kết quả kiểm tra thành biểu đồ để dễ dàng theo dõi. Kết quả thực tế có thể khác nhau giữa các người do nhiều yếu tố như % pin điện thoại khi kiểm tra, nhiệt độ môi trường, thiết bị kiểm tra... Các kết quả có độ chính xác tương đối và được sử dụng chủ yếu để tham khảo.

Kiểm tra sạc cho iPhone 13 Pro Max

Kiểm tra sạc cho Samsung S22 Ultra

Kiểm tra sạc cho Samsung Note 20 Ultra 5G

Kiểm tra sạc cho Laptop theo chuẩn PD

Kiểm tra nhiệt độ của các củ sạc sau khi sạc đầy và sử dụng liên tục ít nhất 1 giờ, với nhiệt độ môi trường 27~28 độ C

Test Ripple noise các củ sạc khi full load

Đánh giá tổng kết:
So với củ sạc chính hãng thì các củ sạc hãng thứ 3 giá rẻ hơn rất nhiều nhưng độ hoàn thiện, chức năng, chất lượng đều tốt đến rất tốt. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng, ví dụ 2 củ sạc của Baseus giá rẻ, hoàn thiện khá, tuy nhiên nhiệt độ lại rất nóng, ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm và độ bền khi sử dụng. Củ sạc Hoco giá cực rẻ, test nhiệt độ rất thấp tuy nhiên chất lượng dòng điện không tốt, ripple noise cực kỳ cao, độ hoàn thiện cũng kém nhất trong các củ sạc test.
Đánh giá trong nhóm các củ sạc 20W thì củ sạc Ugreen mã CD249 và Ravpower PC150 nổi bật hơn các củ còn lại vì độ hoàn thiện tốt, chất lượng dòng điện và nhiệt độ vừa phải, giá loanh quanh 160k cho 1 củ sạc như vậy là cực kỳ tốt. Mình đánh giá 2 củ sạc này P/P nhất trong dòng sạc 20W cho cả điện thoại Iphone và Samsung.

Có sự trớ trêu là củ sạc 25W của Samsung đem sạc cho IP13 pro max rất tốt, công suất lên đến 24,6W tuy nhiên củ sạc của Apple đem sạc cho Samsung S22 Ultra không ổn lắm. Nguyên nhân là vì củ sạc của Samsung hỗ trợ chuẩn PD và PPS trong khi củ sạc Apple chỉ có PD, không có PPS nên không tối ưu cho Samsung. Vì vậy bạn nào dùng Iphone 13 pro max muốn sạc nhanh hơn cứ mua củ Samsung là ok luôn.

Trong 2 củ sạc 30W test, củ sạc Zendure 30W rất tốt vì công suất đủ sạc gần max cho IP13 pro max, (hơi thiếu cho S22 ultra). Giá không đắt lắm so với các củ sạc 30W khác trên thị trường. Củ sạc Baseus 30W nhược điểm là nóng, 1 cổng C và không có PPS nên phù hợp sạc cho IP hơn là Samsung các loại.
Nếu bạn tìm 1 loại sạc nhanh cho Iphone thì chỉ cần chú ý tìm sạc có PD là đủ, còn tìm sạc cho Samsung hơi phức tạp hơn vì các điện thoại Samsung thường dùng chuẩn sạc PPS để sạc nhanh, vì vậy trước khi mua nên hỏi người bán hoặc tìm hiểu chuẩn sạc của củ sạc trước khi mua.

Bảng thống kê giá mua tham khảo trên Lazada, shopee, đã tính cả các mã giảm giá, free ship, đợt sale của cửa hàng, của Lazada và shopee... Trừ củ sạc Ugreen CD137 mình mua từ shop Ugreen ship từ Trung Quốc rất lâu (khoảng 1 tháng), các củ sạc còn lại đều mua từ các shop trong nước nên thời gian ship nhanh, có bảo hành của shop.


Nói thêm về phần test nhiệt độ, đây là bài test để đánh giá trong điều kiện full load hơn 1h, tuy nhiên thực tế sử dụng gần như rất ít xảy ra do khi sạc điện thoại công suất sẽ giảm dần khi dung lượng pin tăng lên, thông thường khi dung lượng pin trên 50% công suất sạc sẽ giảm dần cho đến khi đầy. Điện thoại cũng không ép được củ sạc giữ công suất max theo đúng thông số như khi test bằng tải giả. Vì vậy cũng không nên quá lo lắng nếu thấy kết quả test nhiệt độ hơi cao hơn so với hàng ngày nhé các bạn.
Mình đã test nhiệt độ, ripple/noise như thế nào ?
Dùng thiết bị để trigger điện áp theo đúng thông số, ví dụ 9V 2,2A và nối với tải điện tử. Thực hiện full load tối thiểu 1h. Đo ripple/noise bằng máy hiện sóng, đo nhiệt độ bằng máy ảnh nhiệt.
Ví dụ hình ảnh mình thực hiện đo đối với củ sạc Zendure 30W



Ripple/noise là gì và tại sao cũng cần quan tâm khi đánh giá củ sạc ?
Các củ sạc điện thoại, laptop hiện này là nguồn DC dạng xung (switching) vì có nhiều ưu điểm : gọn nhẹ, hiệu suất cao, giá thành rẻ... Tuy nhiên nguồn xung cũng có nhược điểm như: Bị nhiễu cao tần hay còn gọi là độ gợn điện áp (ripple&noise)
Ripple & noise trong bộ nguồn một chiều :
- Ripple&noise của nguồn xung xuất hiện khi chuyển Điện áp xoay chiều (AC) thành điện 1 chiều.
+ Ripple : giá trị đo từ đỉnh - đỉnh của dao động điện áp theo 1 dạng sóng xác định
+ Noise: nhiễu phát sinh cùng với dao động điện áp do nhiều nguyên nhân như chất lượng linh kiện, thiết kế...
+ 2 giá trị này luôn đi chung với nhau, khi đo đạc thường gộp chung giá trị biên độ đỉnh - đỉnh (Vp-p) Ripple & noise, đơn vị thường dùng là mV
- Ripple&noise thể hiện độ "sạch" của dòng điện. Việc kiểm tra Ripple&noise là để đánh giá chất lượng bộ nguồn DC, càng thấp càng tốt.
Thực hiện đo ripple noise có nhiều phương pháp và thiết bị, một trong số đó là dùng máy hiện sóng. Hình minh họa phía dưới giải thích khái niệm Ripple & noise và hình ảnh minh họa việc đo ripple & noise bằng máy hiện sóng